DNU CONCEPT thiết kế & thi công nội thất trọn gói
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học hiện đại

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học hiện đại

Ngọc Trinh
Th 2 15/05/2023 16 phút đọc
Nội dung bài viết

Bạn có biết rằng cách bố trí nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và may mắn của gia đình? Mặc dù nhà về sinh chỉ là một không gian phụ, thế nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong phong thủy nhà ở. Trong bài viết dưới đây, DNU Concept sẽ hướng dẫn cho bạn cách bố trí nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống để bạn có thêm những ý tưởng thiết kế cho gia đình.

nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy gia đình

1. Nhà vệ sinh cho nhà ống có đặc điểm gì?

Không như các ngôi nhà lớn hay biệt thự, nhà ống thường có diện tích bề ngang khá hẹp. Bởi vậy, các phòng vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ và được thiết kế cực kỳ đơn giản nhằm tiết kiệm không gian.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Nhà vệ sinh cho nhà ống thường nhỏ gọn và tiết kiệm diện tích

Phòng vệ sinh nhà ống hay nằm ở các khu vực như góc của mỗi phòng. Chưa nói đến yếu tố phong thủy, một số nhà còn tận dụng cả khoảng trống dưới cầu thang để làm nhà vệ sinh nhỏ cho khách.

2. Những điều cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống

2.1 Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống bao nhiêu thì hợp lý?

Theo thực thế, không gian cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý sẽ chỉ rơi vào khoảng từ hơn 3m2 đến 5m2. Tùy vào diện tích nhà mà các gia chủ sẽ thêm bớt kích thước cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.

cách bố trí nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh càng lớn, thì sẽ càng thuận tiện cho việc bài trí và sinh hoạt cũng như thuê dịch vụ vệ sinh công nghiệp để làm sạch

2.2 Cấu trúc nhà vệ sinh cho nhà ống có gì đặc biệt?

Phòng vệ sinh nhà ống có diện tích tương đối nhỏ, do vậy cấu trúc của kiểu nhà vệ sinh này sẽ được thiết kế theo xu hướng tối giản nhất có thể. Thông thường nhà vệ sinh thường được chia thành các khu vực chính là khu tắm, bồn cầu và bồn rửa mặt.

bố trí nhà vệ sinh hợp lý

Cần phân biệt rõ hai khu vực khô và ướt để đảm bảo sức khỏe cho gia đình

Khi thiết kế phòng vệ sinh cho nhà ống, bạn cần chú ý phân biệt rõ hai khu vực khô và ướt. Khu vực ướt sẽ dành cho việc tắm, còn khu vực khô để lắp đặt bồn rửa và bồn cầu. Việc phân chia rõ khu vực giúp cho gia chủ thuận tiện hơn trong vấn đề vệ sinh, cũng như đảm bảo không gian thông thoáng và sạch sẽ cho toàn bộ căn phòng.

bố trí nhà vệ sinh

Bạn không nên lắp thêm vách ngăn để bố trí nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống gọn gàng

Bên cạnh đó nếu như gia chủ có ý định lắp thêm bồn tắm thì nên ưu tiên những thiết kế gắn liền với tường để tiết kiệm không gian. Đồng thời không nên lắp thêm vách ngăn nếu phòng có diện tích nhỏ, tránh việc tạo cảm giác chật chội và bí bách.

2.3 Vị trí sắp xếp nhà vệ sinh trong nhà ống

Theo như các chuyên gia về phong thủy, nên đặt nhà về sinh ở một khu vực thoáng và thuận tiện cho việc di chuyển trong gia đình. Vì vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống nằm trên khu vực bếp ăn, trên lối vào vào nhà và phòng ngủ là điều kiêng kị nhất.

bố trí wc

Có thể tận dụng tối đa không gian góc làm nhà vệ sinh

Đối với những căn nhà không vuông vức, bị xéo vạt, gia chủ có thể tận dụng những không gian ở góc thừa làm nhà vệ sinh. Cách làm này sẽ khiến cho mảnh đất nhà bạn hợp phong thủy và thông thoáng hơn rất nhiều.

bố trí phòng vệ sinh hợp lý

Gia chủ nên bố trí nhà vệ sinh thuận tiện cho việc lắp đặt đường ống

Ngoài ra, đối với những thiết kế nhà ống nhiều tầng thì việc bố trí nhà vệ sinh theo một trục thẳng đứng sẽ thuận tiện hơn cho việc lắp đặt đường ống nước. Vị trí thích hợp để thiết kế nhà vệ sinh đẹp là khu vực ở góc sau căn nhà. Khu vực này có thể dễ dàng bị che khuất và tránh đối diện với phòng bếp hay phòng ngủ.

>>> Xem thêm cách thiết kế nhà vệ sinh

2.4 Cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý cho nhà ống

Mặc dù khu vực nhà vệ sinh không phải không gian chính nhưng gia chủ cũng cần chú ý đến tính thẩm mỹ để tạo cảm giác thoải mái và sạch sẽ. Chất liệu thường được dùng trong nhà vệ sinh là gạch màu sáng trơn hoặc có hoa văn tùy theo sở thích của gia chủ.

cách bố trí phòng vệ sinh

Bạn có thể trang trí phòng tắm với hoa văn cách điệu tạo điểm nhấn

Đối với những nhà vệ sinh lớn hơn có thể trang trí thêm gốm sứ cách điệu. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tiêu chí dễ lau rửa và sáng màu. Phần bồn rửa bạn có thể trang trí thêm một số đồ vật như: kệ đựng mỹ phẩm, sữa tắm cho khu vực tắm gọn gàng và ngăn nắp hơn.

>>> Mời bạn xem ngay các xu hướng thiết kế nội thất

2.5 Cách làm rộng không gian nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường có diện tích nhỏ và hẹp, do vậy nếu muốn làm thoáng không gian nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống thì bạn có thể áp dụng các mẹo như sau:

  • Chọn gạch ốp sáng màu: Trong các khu vực diện tích hẹp như nhà vệ sinh thì gạch ốp sáng là sẽ là lựa chọn tối ưu giúp mở không gian đáng kể. Lưu ý không nên chọn các loại hoa văn quá rườm rà tránh gây rối cho thiết kế tổng thể.

nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống 1

Các loại gạch ốp sáng màu khiến phòng tắm rộng rãi hơn

  • Tận dụng giấy dán tường: Việc sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh thiên nhiên, hoa cỏ tươi mát sẽ làm cho không gian phòng tắm có điểm nhấn hơn rất nhiều. Đồng thời cũng mang lại cảm giác rộng rãi hơn cho căn phòng.
  • Sử dụng gương phản chiếu: Nếu muốn mở rộng không gian cho nhà vệ sinh thì mẹo hiệu quả nhất đó là sử dụng gương. Không chỉ giúp mở rộng không gian, tấm gương này còn có tác dụng phản chiếu ánh sáng khiến tổng thể phòng tắm trở nên sáng sủa hơn.

nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống 2

Bạn cũng nên tận dụng tối đa diện tích sàn bằng cách treo lên tường

  • Tiết kiệm tối đa diện tích sàn: Để tránh gây mất thẩm mỹ, bạn nên đặt càng ít vật dụng dưới sàn càng tốt. Thay vào đó hãy tận dụng những khu vực khuất dưới bồn rửa hoặc gắn lên tường để tiết kiệm không gian.
  • Tận dụng vị trí góc: Đây là một cách mở rộng diện tích rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Thay vì bỏ trống góc phòng tắm, hãy đặt bồn tắm đứng hoặc bồn rửa ở vị trí này.

2.6 Yếu tố phong thủy khi bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống

nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống 3

Không nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo như các chuyên gia về phong thủy, gia chủ không nên đặt nhà vệ sinh nằm phía nam, hướng Nam thuộc quẻ Ly, chiếu theo Ngũ hành thuộc mạng Hỏa, nhà vệ sinh thuộc mạng Thủy, Thủy và Hỏa là 2 mạng kỵ nhau.

Hướng Bắc cũng là hướng không tốt. Hướng Bắc thuộc mạng Thủy. Theo phong thủy, đặt nhà vệ sinh hướng Bắc khiến cho yếu tố Thủy năng tăng cao.

nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống 4

Gia chủ cần chọn lựa hướng phòng tắm phù hợp để bố trí nhà vệ sinh hợp lý

Ngoài ra, hướng Đông Bắc thuộc mạng Thổ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Vậy nên đây cũng là một hướng không tốt.

3. Lưu ý trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống?

3.1 Hướng đặt nhà vệ sinh

Theo các chuyên gia phong thủy, hướng tốt để đặt nhà vệ sinh là hướng sinh Thổ, cụ thể là hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam. Khi đặt phòng theo hai hướng này sẽ không gây ảnh hưởng đến tài vận cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

3.2 Không đặt nhà vệ sinh tại vị trí trung tâm nhà

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 1

Nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống nên được đặt ở vị trí khuất

Điều cấm kỵ trong phong thủy đó là đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm. Nhà vệ sinh là nơi ô uế, vì thế cách bố trí hợp lý nhất là đặt ở cuối góc căn nhà. Việc đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ, đồng thời cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của gia đình và phong thủy của ngôi nhà.

>>> Xem thêm Nội thất thông minh cho nhà nhỏ

3.3 Không bố trí phía trên bếp hoặc phòng ngủ

Không gian phòng bếp là Hỏa, nhà vệ sinh là Thủy. Nếu đưa Hỏa vào Thủy sẽ gây xung khắc về mặt ngũ hành. Với phòng ngủ, giường ngủ được đặt ở vị trí tọa cát nên không thể đặt trùng phương vị với nhà vệ sinh.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 2

Đặt nhà vệ sinh trên bếp dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình

Tuy nhiên nếu như nhà bạn đã lỡ thiết kế nhà vệ sinh trên bếp hoặc phòng ngủ thì vẫn có những cách hóa giải tạm thời như sau:

  • Thứ nhất, trồng thêm cây xanh trong nhà vệ sinh để loại bỏ bớt đi tạp khí.
  • Thứ hai, thường xuyên cọ rửa và giữ cho nhà vệ sinh luôn thông thoáng, sạch sẽ, đóng cửa khi không cần sử dụng.

3.4 Không bố trí nhà vệ sinh ngay đối diện cửa chính

Việc đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính sẽ khiến cho luồng khí tốt đi vào nhà bạn sẽ bị hút hết vào nhà vệ sinh, nơi có nhiều ô uế và âm khí. Chính vì thế nó khiến cho gia chủ luôn bị mệt mỏi, hay ốm vặt, không tinh mẫn, tiền của thì bị thất thoát,…

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 3

Đây chính là điều đại kỵ khi thiết kế nhà vệ sinh mà bạn cần lưu ý

3.5 Không đặt nhà vệ sinh và bồn cầu cùng hướng

Nếu bạn đặt bồn cầu cùng hướng với nhà vệ sinh, sẽ dễ khiến cho bản thân gia đình dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận cũng không được tốt.

3.6 Không tái tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh khi đã sử dụng sẽ tồn đọng luồng khí ô uế. Tuy nhiên nhiều gia đình lại muốn tiết kiệm tối đa không gian bằng cách tái tạo lại nhà vệ sinh thành phòng ngủ. Điều này là hoàn toàn không hợp lý theo phong thủy và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ.

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 4

Cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ là điều mà các gia chủ nên tránh

3.7 Không bố trí nhà vệ sinh tại phía cuối của hành lang

Một điều tối kỵ khác bạn cần lưu ý đó là không nên đặt phòng vệ sinh ở cuối hành lang nhà. Điều này dễ khiến cho những người trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ, dễ bị ảnh hưởng đến khí vận và hay đau ốm.

Mời bạn tham khảo Thiết kế nội thất là gì?

3.8 Không bố trí nhà vệ sinh cạnh nhà thờ

cách bố trí nhà vệ sinh 1

Tuyệt đối không được bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Phòng thờ là nơi linh thiêng của gia đình để thờ cúng tổ tiên. Vì thế việc đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ là một điều tuyệt đối không nên làm, bởi nó ảnh hưởng tới lòng thành kính của gia đình đối với tổ tiên.

3.9 Chú ý bố trí cửa sổ và hệ thống thông gió

Phòng tắm trong nhà ống tương đối chật và hẹp. Do vậy gia chủ nên lắp thêm hệ thống thông gió và cửa sổ cho không gian được thông thoáng. Đồng thời cách làm này cũng khiến cho hung khí từ nhà vệ sinh đi bớt ra ngoài, loại bỏ bớt nguồn âm khí ô uế.

3.10 Không gộp chung nhà vệ sinh, nhà tắm, lavabo

Đây là một nguyên tắc thiết kế nội thất sai lầm mà rất nhiều gia đình hiện nay đang mắc phải. Thoạt nhìn, việc kết hợp nhà vệ sinh, nhà tắm, lavabo sẽ giúp tiết kiệm không gian. Thế nhưng điều này hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh và sức khỏe.

cách bố trí nhà vệ sinh 2

Bạn nên ngăn cách từng khu vực hoặc dùng mái chắn để đảm bảo vệ sinh

Để bố trí nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống, hãy ngăn các khu vực này thành nhiều phòng khác nhau. Nếu như phòng tắm nhà bạn không đủ diện tích, có thể làm một vài vách ngắn hoặc mái che để đảm bảo vệ sinh và nới rộng không gian cho căn phòng.

3.11 Không đặt đối diện giường ngủ hoặc giữa phòng ngủ

Với các căn nhà ống, gia chủ thường muốn tiết kiệm tối đa không gian bằng cách sử dụng các tấm vách ngăn để bố trí nhà vệ sinh thay cho những bức tường. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống này vừa có thể tiết kiệm diện tích vừa tiết kiệm cả chi phí xây dựng.

bố trí nhà vệ sinh hợp lý 1

Không nên đặt nhà vệ sinh đối diện phòng ngủ

Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý đó là tuyệt đối không nên đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với giường ngủ hay tựa giường ngủ vào nhà vệ sinh. Làm như vậy dễ khiến cho nguồn âm khí xâm nhập vào phòng ngủ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng cũng như sức khỏe của cac thành viên trong gia đình.

3.12 Không bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Nghe qua thì có vẻ tiết kiệm diện tích khá nhiều cho ngôi nhà. Thế nhưng muốn đặt nhà vệ sinh tại vị trí này gia chủ cũng cần xem xét kỹ về yếu tố phong thủy.

Theo các chuyên gia thì trong trường hợp phòng quá bí bách, gia chủ mới nên bố trí nhà vệ sinh ở dưới cầu thang. Còn nếu không thì hãy cố gắng tìm một khu vực thích hợp hơn. Theo phong thủy thì điều này không tốt, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đường công danh, địa vị của người đàn ông trong gia đình.

bố trí nhà vệ sinh hợp lý 2

Gia chủ có thể sử dụng cây cảnh trang trí và hòa giải âm khí

Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng, vẫn có một số cách để hóa giải phong thủy trong trường hợp này. Bạn có thể đặt thêm một chậu cây xanh bên cạnh cửa nhà vệ sinh để hút bớt và hòa giải âm khí, bảo đảm nguồn vượng ví.

Ngoài ra, còn một cách khác là đặt thêm đá thạch anh bảo bình trong nhà vệ sinh. Loại đá này mang tính dương khí, khi đặt trong phòng tắm có thể trung hòa được âm khí trong đó. Nếu muốn an tâm hơn hãy liên hệ với các thầy phong thủy để được hóa giải theo ngũ hành.

Trên đây là những cách bố trí nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống hợp phong thủy mà DNU Concept đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những gợi ý về phong thủy giúp bảo đảm tài lộc và sức khỏe cho gia đình. DNU Concept là đơn vị thiết kế nội thất hcm uy tín chất lượng nếu bạn cần hỗ trợ gì hãy liên hệ ngay.

Japandi – Sự dung hòa trọn vẹn giữa nội thất Nhật Bản và Scandinavi

Japandi – Sự dung hòa trọn vẹn giữa nội thất Nhật Bản và Scandinavi

Thứ 7 phút đọc

Nếu bạn đang có ý định xây dựng ngôi nhà của mình với một phong cách thiết kế hiện đại theo chuẩn Á Đông thì phong... Đọc tiếp

Khám phá các ý tưởng thiết kế nhà cấp 4 có giếng trời hiện đại

Khám phá các ý tưởng thiết kế nhà cấp 4 có giếng trời hiện đại

Thứ 8 phút đọc

Nếu bạn mong muốn ngôi nhà của mình có thêm nhiều ánh sáng tự nhiên, cũng như tăng cường lưu thông không khí thì giếng trời... Đọc tiếp

[MẸO] Cách bài trí bàn ghế phòng khách căn hộ vừa hiện đại, vừa hợp phong thủy

[MẸO] Cách bài trí bàn ghế phòng khách căn hộ vừa hiện đại, vừa hợp phong thủy

Thứ 9 phút đọc

Căn hộ chung cư là loại hình nhà ở dễ bắt gặp nhất tại các thành phố lớn. Theo đó, các căn hộ diện tích nhỏ... Đọc tiếp

Màu hợp tuổi với 12 con giáp trong xu hướng thiết kế nội thất 2023

Màu hợp tuổi với 12 con giáp trong xu hướng thiết kế nội thất 2023

Thứ 13 phút đọc

Dân gian quan niệm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Mỗi khi bước sang năm mới, người ta thường xin quẻ, lựa chọn màu hợp... Đọc tiếp

Nội dung bài viết