Tổng hợp cách soạn thảo 3 mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất
Ngọc Trinh
Th 4 17/05/2023
8 phút đọc
Nội dung bài viết
Trong quá trình cho thuê cũng như nhận thi công nội thất chung cư, hai bên giao dịch phải lập hợp đồng thi công nội thất chung cư để dễ dàng thỏa thuận các vấn đề về hình thức thi công, mẫu mã, chi phí,… nhằm tránh rơi vào tình huống tranh chấp có thể phát sinh sau này.
Có 2 dạng hợp đồng thi công nội thất cho chung cư được sử dụng hiện nay.
1. 3 mẫu hợp đồng thi công nội thất chung cư phổ biến hiện nay
Mẫu 1: Mẫu hợp đồng thi công nội thất đơn giản
Mẫu 2: Hợp đồng thi công nội thất công trình xây dựng
Mẫu 3: Hợp đồng thi công và thiết kế nội thất chung cư
2. Hướng dẫn soạn thảo, ký kết hợp đồng thi công nội thất
Các loại hợp đồng thiết kế thi công nội thất, hợp đồng thi công lắp đặt nội thất hay hợp đồng thi công nội thất chung cư đều rất quan trọng, và được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây chính là cơ sở pháp lý để các bên giao dịch đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Hợp đồng chính là hình thức giấy tờ giao kết giữa cá nhân với đơn vị tư vấn thiết kế nội thất hay chủ đầu tư công trình với công ty thiết kế nội thất, nhằm mục đích thỏa thuận các vấn đề liên quan đến thiết kế – thi công nội thất công trình cụ thể.
Việc soạn thảo và ký kết hợp đồng thi công rất quan trọng, các bạn cần lưu ý để tránh thiệt hại về cho bản thân.
Trong một bản hợp đồng hợp chuẩn sẽ có các điều khoản quy định về nghĩa vụ của cả hai bên khi tham gia giao dịch, thời hạn hợp đồng,… nhằm mục đích giúp công việc có thể thực hiện như các bên mong muốn và nhận được lợi ích theo thoả thuận.
Vì vậykhi ký kết, các hợp đồng càng chuẩn bị các chi tiết kỹ càng, đầy đủ sẽ càng hạn chế tối đa các mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có phát sinh và được lòng cả hai bên tham gia giao dịch.
Dưới đây là một vài lưu ý khi soạn và ký kết hợp đồng mà bạn cần nhớ:
2.1 Nguyên tắc soạn thảo, ký kết hợp đồng thi công nội thất
- Hợp đồng cần được lập dựa trên sự đồng thuận, bình đẳng giữa hai bên tham gia, không trái quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Các nguyên tắc thực hiện công trình thi công nội thất nhỏ phải được liệt kê trong hợp đồng.
- Công trình thiết kế – thi công nội thất lớn và có tổ chức đấu thầu thì hợp đồng phải có giá trị không vượt quá mức giá trúng thầu.
- Chất lượng sản phẩm, công việc, giá cả, tiến độ,… đều phải đảm bảo được thống nhất đầy đủ.
- Phải có đầy đủ chữ ký của các chủ thể ký kết hợp đồng thì mới được xem là hợp đồng có giá trị.
Cần nắm rõ các nguyên tắc soạn thảo và ký kết hợp đồng.
2.2 Nội dung cần có của hợp đồng thi công nội thất của chung cư
Điều 1 Thông tin cơ sở pháp lý, và các thỏa thuận đã thống nhất giữa hai bên.
Điều 2 Thông tin cá nhân, liên quan đến chủ thể giao dịch hay đại diện tham gia ký kết và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng:
- Chủ thể hợp đồng là cá nhân thì cần cung cấp các thông tin: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú, thông tin liên hệ.
- Chủ thể hợp đồng là tổ chức, doanh nghiệp thì cần ghi rõ tên công ty, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế, điện thoại, số fax,…
Điều 3 Nội dung hợp đồng:
Liệt kê các công việc thiết kế, thi công rõ ràng, chi tiết như:
- Thiết kế cái gì.
- Ở đâu.
- Diện tích, mặt bằng.
- Yêu cầu của bên chủ đầu tư.
- Loại vật liệu (nếu có).
- v.v…
Yêu cầu: phải có bản vẽ thiết kế hoạch định 3D, không gian mặt bằng bố trí nội thất,…
Công khai rõ ràng và cụ thể số liệu của các vật liệu nội thất, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, báo giá vật liệu,… đi kèm hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và phê duyệt.
Tuỳ vào hợp đồng thiết kế hoặc thi công mà những yêu cầu của bên thuê dịch vụ sẽ khác nhau. Nó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung công việc để các bên có thể đạt được thỏa thuận thỏa đáng nhất với nhau.
Hợp đồng có hạng mục thi công thì cần phải kê khai rõ ràng: vật liệu bên nào mua, yêu cầu khi kua vật liệu có cần báo giá chủ đầu tư hay không,…
- Giá trị của hợp đồng cũng như hình thức thanh toán:
Số tiền thuê thiết kế, thi công sẽ thanh toán theo phương thức nào?
Dùng tiền mặt để thanh toán hay chuyển khoản ngân hàng. Thanh toán trước hay sau, trả toàn bộ thanh toán 100% hay có phí bảo hành, tạm ứng bao nhiêu %.
Phải tìm hiểu và bàn bạc kỹ các nội dung cần và nên có trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đôi bên.
- Thời gian thực hiện thi công:
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc là khi nào
- Liệt kê các trường hợp bất khả kháng kéo dài thời hạn,…
- Điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết: bên A hay bên B mua vật liệu, có hỗ trợ mặt bằng hay không, thủ tục giấy tờ xin phép thi công,…
- Giải quyết các tranh chấp hợp đồng.
- Các điều kiện bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng nếu phát sinh.
- Hiệu lực của hợp đồng thi công nội thất chung cư
- Với những hợp đồng ngày thì trong phần nội dung các bên có thể thỏa thuận thêm nhiều điều khoản khác nếu có nhu cầu, để đảm bảo thực hiện đúng và tốt mục đích của hợp đồng thi công nội thất
Xem thêm:
3. Phân loại hợp đồng nội thất chung cư
Hiện nay có 2 loại hình thức hợp đồng nội thất chung cư được sử dụng đó là:
- Hợp đồng thi công, lắp đặt nội thất theo thiết kế đã có sẵn: Nội dung của loại hợp đồng này chính là thi công theo thiết kế nội thất mà một bên giao dịch đã đưa ra sẵn, có thể có kèm theo việc mua bán nội thất theo thiết kế hoặc không.
- Hợp đồng thiết kế, thi công nội thất trọn gói: Loại hợp đồng này bao gồm các công việc như thiết kế và thi công lắp đặt nội thất theo mẫu, ký kết hợp đồng cung cấp trang thiết bị nội thất từ đầu đến cuối.
Hy vọng với những chia sẻ trên về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thi công nội thất chung cư, cũng như các mẫu hợp đồng tiêu chuẩn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Từ đó, bạn có thể kiểm soát quá trình thi công thiết kế công trình, đảm bảo kết quả không gian sống, làm việc hay kinh doanh tốt nhất.
Nếu bạn đang có nhu cầu thi công nội thất chung cư hãy liên hệ ngay với DNU Concept – đơn vị nhận thiết kế và thi công nội thất uy tín, cao cấp và chất lượng nhất ở TP. HCM theo thông tin sau:
- Địa chỉ: 06 Lê Đức Thọ, phường 7, quận Gò Vấp, TP. HCM.
- Hotline: (+84) 0707757879