Japandi – Sự dung hòa trọn vẹn giữa nội thất Nhật Bản và Scandinavi
Ngọc Trinh
Th 4 24/05/2023
7 phút đọc
Nội dung bài viết
Nếu bạn đang có ý định xây dựng ngôi nhà của mình với một phong cách thiết kế hiện đại theo chuẩn Á Đông thì phong cách thiết kế nội thất Japandi sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Sự giao thoa giữa phong cách nội thất Nhật Bản và Bắc Âu đầy sự tinh tế, thanh lịch chắc chắn tạo thành một tổng thể hoàn mỹ cho không gian sống của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về lối thiết kế này ngay dưới bài viết này nhé!
Phong cách Japandi – sự kết hợp tinh tế giữa nội thất Nhật Bản và Scandinavi
Nét đặc trưng của lối kiến trúc hay phong cách nội thất Nhật Bản chính là sự mộc mạc, đơn giản, gần gũi với thiên nhiên nhưng không kém phần tinh tế. Trong khi đó, vùng Bắc Âu lại mang đến cho gia chủ lối thiết kế độc đáo với các đường nét thiết kế và màu sắc giản dị, sử dụng nội thất có tính sử dụng cao.
Sự kết hợp giữa hai phong cách này tạo thành phong cách Japandi hội tụ tinh hoa của 2 châu lục. Sự tinh gọn, tập trung vào công năng thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ đã khiến rất nhiều chủ nhân lựa chọn, đặc biệt là cư dân Nhật Bản để vừa có thể vận dụng tối đa phong cách thiết kế của đất nước mình nhưng vẫn ứng dụng sáng tạo thiết kế phương Tây từ phong cách Scandinavian cho chính căn nhà của mình.
Nguồn gốc phong cách Japandi
Japandi được ghép lại từ hai chữ Japanese (phong cách Nhật Bản) và Scandinavian (phong cách Bắc Âu). Hai phong cách này xuất phát ở 2 châu lục khác nhau, mang màu sắc với các khía cạnh khác nhau nhưng lại có những nguyên tắc tương tự nhau.
Không hề khó hiểu tại sao các nhà thiết kế lại kết hợp hai phong cách này bởi mặc dù chúng có những khía cạnh khác nhau nhưng lại mang những nguyên tắc tương tự nhau. Nếu như Scandinavian mang đến sự nhẹ nhàng, sang trọng nhưng vô cùng đơn giản thì phong cách Nhật Bản cũng luôn gắn liền với chủ nghĩa giản dị. Do đó, cả hai phong cách đều hướng tới sự đơn giản, tập trung công năng của nội thất hơn là trang trí và cả hai đều mang đến nét tinh tế mà khi kết hợp sẽ tạo thành những tác phẩm chạm đến thị giác và cảm xúc của bất cứ ai.
Phong cách Japandi nhận các đặc trưng nào từ phong cách nội thất Nhật Bản?
Phong cách Japandi sở hữu nét đặc trưng của phong cách nội thất Nhật Bản: đơn giản, không sử dụng nhiều vật dụng nội thất mà tập trung vào công năng của mỗi loại, tạo nên sự ấn tượng cho người dùng. Đó chính là một nét đặc trưng độc đáo của nội thất truyền thống Nhật Bản và cả nội thất hiện đại dành cho các căn hộ mini kiểu Nhật với diện tích hạn chế như ngày nay.
Hơn thế, hầu hết các nội thất Nhật Bản thường sử dụng các chất liệu tự nhiên, chân thật và bền bỉ theo thời gian như gỗ hay đất sét không qua xử lý nhiều để giữ lại các nét đẹp thuần túy nhất của nội thất nên phong cách Japandi cũng được thụ hưởng đặc điểm này.
Cuối cùng đó là những gam màu gần gũi với thiên nhiên giúp gia chủ luôn cảm thấy thoải mái, bình yên mỗi khi trở về nhà.
Phong cách Japandi nhận các đặc trưng nào từ phong cách Scandinavi?
Phong cách Japandi hội tụ điểm đặc trưng đầu tiên của phong cách Scandinavi đó là lối thiết kế đơn giản nhưng có tính ứng dụng cao. Thứ hai đó là sử dụng các tông màu trung tính chủ đạo kết hợp yếu tố tương phản để tạo điểm nhấn cho không gian. Thứ ba là sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ và đá. Cuối cùng là tận dụng ánh sáng tự nhiên để ngôi nhà thêm ấm áp, mang hơi thở của thiên nhiên.
Đặc điểm phong cách Japandi khi thiết kế nội thất
Màu sắc nhẹ nhàng
Màu sắc sử dụng cho các thiết kế nội thất theo phong cách Japandi không quá cầu kỳ, phức tạp mà tập trung
vào các gam màu trung tính nhẹ nhàng, đơn giản. Đặc biệt là ứng dụng linh hoạt sự đối lập trắng – đen, sáng – tối. Những tone màu sáng như trắng, xám trắng hay be thường được sử dụng làm màu nền, tôn lên nét sang trọng của các đồ nội thất màu tối. Sự tương phản màu sắc này đem đến sự hài hòa và điểm nhấn ấn tượng cho nội thất.
Mang ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ vào phòng ngủ
Người dân nước Nhật và xứ sở Bắc Âu đều ưa chuộng lối sống gần gũi với thiên nhiên nên không gian sống của họ luôn được thiết kế sao cho đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất vào bên trong. Ánh sáng tự nhiên giúp khắp nhà trở nên tươi sáng, tạo sự thông thoáng và dễ chịu cho gia chủ. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở các ngôi nhà phong cách Japandi chính là các ô cửa kính lớn hoặc các giếng trời đón nắng.
Đường nét và các yếu tố trang trí bình dị
Phong cách Japandi không thể thiếu các điểm nhấn trang trí đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Các mẫu vật dụng mang đậm yếu tố văn hóa của nước Nhật luôn hiện hữu tại các không gian phòng của ngôi nhà như đồ gốm thiết kế mộc, đèn giấy xếp nếp, tranh màu đơn sắc hay những bình hoa cắm đơn sơ với một nhánh cây tạo nên một sức hút độc đáo khó cưỡng.
Nội thất Nhật Bản kết hợp Scandinavia
Với cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều ngôi nhà ở Nhật thay vì sử dụng các nội thất truyền thống Nhật Bản như đệm ngồi, bàn trà thấp, tủ chân thấp thì người dân chuyển sang dùng các nội thất hiện đại hơn. Các nội thất được lựa chọn dựa thường sở hữu công năng cao với các nét thiết kế đơn giản, đây chính là cảm hứng của lối thiết kế Scandianvian. Những nội thất có kích thước vừa phải, đa năng sẽ được ưu tiên hơn các loại đồ vật cồng kềnh, không cần thiết.
Chiêm ngưỡng phong cách Japandi khi thiết kế nội thất chung cư 2 phòng ngủ
Dưới đây là một số thiết kế nội thất chung cư 2 phòng ngủ đẹp theo phong cách Japandi mà bạn không thể bỏ lỡ:
Thiết kế 2 cửa sổ lớn đón ánh nắng tự nhiên đặc trưng của phong cách Japandi. Ảnh: Internet
Nội thất sử dụng vật liệu gỗ làm chủ đạo, tôn nét sang trọng. Ảnh: Internet
Yếu tố cây xanh, gần gũi với thiên nhiên len lỏi vào từng ngóc ngách của ngôi nhà. Ảnh: Internet
Các đường nét thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Ảnh: Internet
Không gian bày trí với các vật dụng trang trí đậm chất Nhật Bản pha lẫn chút hiện đại của phong cách Scandianvian. Ảnh: Internet
Nếu bạn đang có ý định lựa chọn phong cách Japandi trở thành linh hồn cho các phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản cho không gian sống của mình thì đừng ngần ngại liên hệ hotline: 0707-757-879 để nhận được những thông tin và lựa chọn ưng ý nhất nhé!