Quy trình thi công thạch cao ốp trần bền, đẹp
Ngọc Trinh
Th 4 24/05/2023
9 phút đọc
Nội dung bài viết
Tại các thành phố lớn, nhà cửa mọc lên san sát nhau nên yêu cầu cao về độ thoáng khí trong thi công trần, vách là điều dễ hiểu. Trong đó, chất liệu thạch cao được ưu tiên trên hết nhờ mang độ thẩm mỹ, độ bền và nhiều tiện lợi kèm theo. Hiện nay, việc thi công thạch cao ốp trần được ứng dụng rộng khắp, với nhiều kiểu dáng đặc sắc, thỏa mãn phần nhìn lẫn kết cấu ngôi nhà. Bài viết dưới đây xin đề cập đến quy trình thi công trần từ chất liệu này. DNU Concept hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!
Trần thạch cao là gì? Cấu tạo ra sao?
Trong ngành xây dựng và gia dụng, thạch cao được dùng rất phổ biến. Vật liệu này tương đối thân thiện khi không trải qua công đoạn nung, trong thành phần cũng không chứa các chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, kết cấu chất liệu bền bỉ, lại còn tích hợp các tính năng như, cách âm và chống chịu va đập. Khi thi công thạch cao, bạn hoàn toàn thoải mái kết hợp với các yếu tố trang trí khác như sơn, giấy dán tường để không gian thêm đẹp mắt tấm cách nhiệt cát tường
Ngoài ra, thạch cao không phải có cấu tạo từ một chất liệu duy nhất mà có cấu tạo như sau:
- Khung xương: bao gồm thanh chính, thanh phụ, thanh treo và viền tường liên kết chặt chẽ với nhau có tác dụng treo toàn bộ trần lên sàn bê tông cốt thép.
- Tấm trần thạch cao: liên kết với khung xương và có độ phẳng nhất định. Bộ phận này có hiệu quả rất cao trong việc chống thấm, cách âm, cách nhiệt.
- Lớp sơn bả matit: là công đoạn quyết định đến tính thẩm mỹ cho trần thạch cao, đòi hỏi độ cầu kỳ, tỉ mỉ để bề mặt nhẵn mịn, đều màu.
- Vật liệu kết dính: có tác dụng cố định cho công trình thêm vững chắc.
Trần thạch cao có sức chống chịu tốt và mang độ thẩm mỹ cao (Ảnh: Internet)
Có bao nhiêu loại trần thạch cao phổ biến? Quy trình thi công thạch cao theo từng loại
Thi công trần thạch cao có 2 dạng: chìm và nổi. Chủ yếu phân biệt dựa vào quy cách thi công giữa khung xương và tấm thạch cao. Ngoài ra, còn căn cứ vào nhu cầu của gia chủ và khu vực áp dụng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ sẽ áp dụng những kiểu khác nhau.
Cụ thể, quy trình thi công 2 loại trần này như sau:
Thi công thạch cao chìm
Thi công thạch cao hệ thống trần chìm bao gồm 2 dạng: giật cấp và phẳng. Theo đó, phần khung xương sẽ được lắp ẩn sau tấm thạch cao.
Đối với dạng trần giật cấp lại được phân ra thành 2 kiểu: giật cấp hở và giật cấp kín. Trong đó, trần giật cấp hở được ứng dụng rất rộng rãi nhờ tính linh hoạt trong thiết kế, không chỉ 1 cấp mà có thể giật 2, 3 cấp. Đặc biệt có thể dùng được cho mọi gian phòng, kết hợp hạ đèn đem lại hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Quy trình bao gồm các bước như sau:
- Bước 1 – Lắp hệ thống khung xương: lấy mốc thăng bằng – cố định các thanh viền tường – phân chia mặt trần từ tâm điểm thanh chính đến tâm điểm các thanh phụ – treo ty ren – lắp thanh chính – lắp thanh phụ.
- Bước 2 – Lắp tấm trần thạch cao: tiến hành bắn tấm thạch cao cố định trên khung xương từ lớp thứ 1 đến lớp thứ 2 theo thứ tự khoan để không bị nghiêng lệch.
- Bước 3 – Sơn bả và hoàn thiện: dùng băng keo để kết nối các mối nối tấm thạch cao. Tiến hành sơn bả lần 1 để xử lý các mối nối chưa đạt chuẩn. Sơn bả lần 2 mỏng hơn lần 1 và công đoạn sau cùng là sơn trần cũng theo thứ tự 2 lần, lần đầu sơn dày lần sau mỏng hơn với điều kiện lớp thứ 1 đã khô hẳn.
Trần thạch cao chìm kết hợp đèn vàng ấm (Ảnh: Internet)
Thi công thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi còn được gọi là trần thả với khung xương lắp nổi theo các ô vuông 600×600 hoặc 600×1200 (mm). Hệ trần này dễ lắp đặt lại có tải trọng nhẹ. Đối với các công tác bảo trì sửa chữa hoặc báo cháy cũng không gặp nhiều khó khăn.
Quy trình thi công thạch cao nổi có các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định độ cao và lắp thanh viền tường.
- Bước 2: Dựng kết cấu hệ khung xương trần chìm:
- Bước 3: Gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối.
Điểm nổi bật của trần thạch cao nổi là khung xương lộ ra bên ngoài (Ảnh: Internet)
Những lưu ý khi thi công thạch cao cho phần trần nhà
Độ tỉ mỉ trong quy trình thi công trần thạch cao quyết định rất lớn đến tính thẩm mỹ tổng quan không gian sống. Trên hết là mức độ an toàn trong suốt quá trình lắp đặt, cũng như sử dụng về sau.
Về cơ bản, có 3 vấn đề chính cần lưu ý khi thi công thạch cao ốp trần như sau:
- Thời tiết: bắt buộc phải ốp trần thạch cao sau khi đã hoàn thiện thi công cho hệ thống cửa ra vào, cửa sổ. Những nơi này cần đóng kín, tránh tình trạng gió lùa hay mưa lớn bên ngoài hắt nước vào cản trở đến quá trình thực hiện và ảnh hưởng chất lượng trần thạch cao.
- Hệ thống M&E: các thợ lắp đặt phải đọc trước bản vẽ mặt bằng thiết kế cơ điện để lập bản vẽ thi công lắp đặt xương trần, đảm bảo khoét lỗ đèn không phạm vào chỗ đi xương trần. Việc này cũng góp phần tăng khả năng chịu lực, chống cháy và độ thẩm mỹ của trần.
- Các bước thực hiện: thi công trần thạch cao phải tiến hành sau khi đã hoàn thiện tường thạch cao (nếu có). Các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được sắp xếp và che phủ cẩn thận, tránh chạm đất trước khi thi công. Cần lắp xương đầy đủ, cân chỉnh xương theo đúng yêu cầu rồi mới bắn tấm. Như vậy, trần sẽ chắc chắn hơn và không bị võng xệ khi lắp tấm thạch cao.
Điểm nổi bật của trần thạch cao nổi là khung xương lộ ra bên ngoài (Ảnh: Internet)
Tổng hợp những mẫu trần thạch cao tuyệt đẹp ứng dụng trong các phong cách thiết kế nội thất
Dưới đây là những hình ảnh thi công thạch cao ốp trần đẹp trong các phong cách nội thất do DNU Concept tổng hợp!
Mẫu trần thạch cao chìm cho phòng ngủ Bán cổ điển (Ảnh: Internet)
Trần chìm được ứng dụng nhiều nhất nhờ độ tinh tế và sang trọng (Ảnh: Internet)
Ánh sáng tích hợp trong trần chìm tỏa ra khắp không gian (Ảnh: Internet)
Trần thạch cao chìm được đánh giá là rất dễ thi công (Ảnh: Internet)
Mẫu trần chìm kết hợp tranh ảnh và ánh sáng xanh khiến căn phòng thêm xa hoa, huyền bí (Ảnh: Internet)
Có nhiều kiểu trần chìm, không nhất thiết phải theo dạng vuông, chữ nhật, tròn (Ảnh: Internet)
Mẫu trần thả nổi được áp dụng rất nhiều tại môi trường văn phòng (Ảnh: Internet)
Mẫu trần thả có hoa văn đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Các tấm chiếu sáng được lắp xen kẽ vuông thạch cao (Ảnh: Internet)
Quá trình thi công trần thạch cao tương đối phức tạp, nhưng không thể thiếu để không gian thoáng khí và đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Có thể thấy, thi công thạch cao giúp ngôi nhà của bạn thêm đẹp mắt, cuốn hút hơn. Trên hết là giải quyết các vấn đề về chống nóng, thoáng khí, chống tiếng ồn,… giúp cho cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày thêm phần dễ chịu, biến ngôi nhà thành nơi chốn ngập tràn hạnh phúc. Để nhận tư vấn và báo giá chi tiết nhất, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline: 0707757879.