XU HƯỚNG KHÔNG GIAN BẾP MỞ, TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
Ngọc Trinh
Th 7 20/05/2023
8 phút đọc
Nội dung bài viết
Các loại hình nhà ở thành phố lớn gây chú ý với diện tích hạn hẹp, đơn cử như nhà ống, căn hộ chung cư,…Vì vậy việc thiết kế nội thất sao cho tối ưu diện tích không gian tạo cảm giác rộng rãi được nhiều người quan tâm. Riêng với không gian bếp, có nhiều hướng tổ chức tối ưu cả công năng, thẩm mỹ lẫn phong thuỷ.Trong số đó, hướng thiết kế nhà bếp theo không gian mở được nhiều người ưa chuộng nhờ tính tiện lợi và thân thiện. Trong nội dung dưới đây, DNU Concept xin giới thiệu về thiết kế không gian bếp mở và những lợi ích mà thiết kế này mang lại.
1. Đặc điểm không gian bếp mở
Bếp không gian mở xuất phát từ Mỹ, là một không gian mở rộng gắn liền với các không gian khác trong nhà như phòng khách, sân vườn nhằm tạo ra sự rộng rãi và thông thoáng.
Kể từ khi được biết đến, không gian bếp mở được nhiều người ưa chuộng và áp dụng nhờ một số đặc điểm sau đây.
Tăng tính tương tác giữa các thành viên trong gia đình
Là một không gian mở liên kết giữa các phòng nên việc kết nối, tương tác giữa các thành viên trong gia đình thêm dễ dàng. Đây cũng là cơ hội để gia đình có thể cùng nhau vào bếp, giúp đỡ nhau nấu ăn và sau đó tận hưởng món ăn mình nấu, giúp tình cảm gia đình thêm ấm áp.
Vui vẻ quây quần cùng nhau nấu ăn bên gia đình
Mở rộng tầm nhìn
Không gian bếp mở giúp bạn dễ dàng quan sát toàn cảnh ngôi nhà. Đứng ở phòng khách hoặc các không gian liên kết với không gian bếp có thể theo dõi nơi này một cách dễ dàng. Ngược lại nếu đang ở trong bếp để nấu ăn chúng ta cũng có thể quan sát được không gian khác rất đơn giản…
Phòng bếp thêm chiều sâu với thiết kế không gian mở
Tăng ánh sáng
Không gian mở sẽ tạo điều kiện đón ánh sáng tự nhiên dễ dàng đến những nơi trong phòng, nhà bếp. Với thiết kế không gian phòng bếp nhỏ thì không gian mở là cần thiết giúp đảm bảo ánh sáng không bị ngăn cách bởi những vách ngăn.
Ánh sáng được trải đều khắp không gian căn nhà (Ảnh: Internet)
Tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư vào gian bếp
Trước đây nhà bếp truyền thống thường hay sử dụng vách ngăn để ngăn cách các phòng với nhau. Nhiều người cho rằng như vậy sẽ làm giảm bớt tiếng ồn, tình trạng ám khói, mùi thức ăn,… ra các khu vực khác. Tuy nhiên dựng các bức tường sẽ tốn không ít chi phí. Hơn cả, bạn còn phải cân nhắc bố trí hệ thống đèn điện. Với không gian bếp mở, không khí lưu thông tốt hơn và bạn không phải bỏ thêm bất kỳ khoản chi phí nào cho việc lắp đặt máy khử mùi. Đặc biệt, còn đón ánh sáng tự nhiên. Việc này chỉ cần bố trí một khung cửa sổ đủ lớn.
Không gian bếp mở tạo ra sự liên thông trong ngôi nhà (Ảnh: Internet)
Ánh sáng tự nhiên giúp gian bếp thêm hài hòa với thiên nhiên (Ảnh: Internet)
2. Những cách thiết kế không gian bếp mở, tiết kiệm
Sử dụng những cửa kính lớn
Thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại đang có xu hướng mở rộng và hài hoà với môi trường. Trước đây, phòng bếp thường được đặt ở sâu trong nhà để khuất tầm nhìn của những vị khách ghé thăm. Ngày nay, phòng bếp thiết kế với nhiều cửa kính lớn giúp đón ánh sáng tự nhiên và gió mát vào nhà. Điều đó giúp phòng bếp được lưu thông, mát mẻ và hạn chế mùi đồ ăn, dầu mỡ thường thấy.
Không gian phòng bếp thoáng mát tốt cho sức khỏe gia đình (Ảnh: Internet)
Thiết kế cửa sổ lớn cho gia đình tận hưởng cảnh quan khi dùng bữa (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, khi thiết kế cửa sổ kính, bạn nên quan tâm tới phong thủy. Lần lượt là vị trí đặt cửa, cửa không nên đặt đối diện bếp ăn làm tạt lửa, ảnh hưởng tới mối quan hệ trong nhà. Cửa sổ nên có rèm che để ngăn ánh nắng chói chang có thể làm hỏng tủ bếp. Phòng bếp đẹp, khô ráo, sẽ tốt cho sức khỏe và giảm bớt gánh nặng dọn dẹp cho gia đình.
Cửa sổ kính mang đến ánh sáng ngập tràn cho không gian bếp (Ảnh: Internet)
Thông phòng khách
Mẫu nhà ở tại những thành phố lớn như: chung cư, nhà ống,… có diện tích khá hạn chế. Vì vậy nhiều người chọn thiết kế phòng bếp mở thông với phòng khách. Điều này giúp tối ưu diện tích giúp không gian thêm rộng rãi và có tính liên kết. Gia chủ sẽ dễ dàng tiếp khách tới chơi và dùng bữa chung với gia đình và góc nhìn bếp sẽ rộng rãi và thông thoáng hơn.
Phòng bếp liên thông với phòng khách, tạo cảm giác rộng rãi và tối ưu diện tích (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên việc liên thông giữa các không gian trong nhà lại không tốt về phong thuỷ. Thế nên, bạn có thể bày trí theo những cách sau để hoá giải kiêng kỵ này:
- Màu sắc đồng đều, kết hợp hài hòa với nhau, nên sử dụng những gam màu sáng và tránh những gam màu tối hay màu ấm tông đậm.
- Thống nhất phong cách thiết kế.
- Sử dụng vách ngăn hoặc đồ nội thất như: tủ, giá sách, bàn đảo, quầy bar,.. như vách ngăn tự nhiên.
- Nên trang trí cây xanh, cửa sổ, máy khử mùi giúp giảm mùi dầu mỡ, thức ăn từ nhà bếp bay sang phòng khách.
Sử dụng bàn đảo và kệ trang trí hợp lý giúp đảm bảo thẩm mỹ, công năng (Ảnh: Internet)
Phong cách tối giản với tông màu trắng chủ đạo (Ảnh: Internet)
Dùng nội thất gỗ tự nhiên cho không gian bếp mở
Gỗ tự nhiên là chất liệu tuyệt vời nhất về độ bền và tính thẩm mỹ cho phòng bếp. Nhà bếp không gian mở rất ưa chuộng sử dụng nội thất gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ óc chó,… Các loại gỗ này được biết đến với độ bền cao vượt trội, khả năng chịu lực tốt, chịu được độ ẩm cao. Không gian mở nhiều ánh sáng và gió mát sẽ không dễ dàng làm hỏng tủ bếp gỗ tự nhiên.
Không gian bếp sử dụng nội thất gỗ đầy thẩm mỹ và sang trọng (Ảnh: Internet)
Nội thất gỗ óc chó còn có khả năng chống mối mọt tốt và không bị cong vênh, co ngót. Nhà bếp gỗ óc chó Bắc Mỹ đang thịnh hành nhất với nét đẹp thượng lưu, hiện đại. Màu nâu trầm và những đường vân gỗ uyển chuyển, quyến rũ sẽ tô điểm cho không gian bếp sang trọng.
Phòng bếp gỗ óc chó mang giá trị thẩm mỹ cao (Ảnh: Internet)
Ngoài gỗ óc chó, bạn có thể sử dụng nội thất gỗ sồi, gỗ tần bì hoặc gỗ hương, gõ đỏ,… Gỗ sồi và tần bì mang đến nét đẹp trang nhã với màu gỗ sáng thanh tao và ấm áp. Gỗ hương hay gỗ gõ đỏ lại có nét đẹp sang trọng với màu gỗ nâu đỏ, cùng độ bền ấn tượng. Mỗi chất liệu gỗ sẽ mang đến nét đẹp khác nhau.
Phòng bếp gỗ sồi với màu sắc nhẹ nhàng, thanh tao (Ảnh: Internet)
DNU Concept hân hạnh chia sẻ cho các bạn về không gian phòng bếp mở, các đặc điểm cũng như những cách thiết kế. Hi vọng qua những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn sở hữu được không gian bếp phù hợp với sở thích cá nhân. Tự hào với những thành tựu đạt được, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn!